Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đăc trưng bởi tình trạng sốt và nổi bóng nước tập trung ở tay, chân và miệng. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, dễ thành dịch tại các trường học và trung tâm chăm sóc hằng ngày.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người do vi rút đường ruột gây ra, thường gặp nhất là: Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV-A71 ).
- Coxsackievirus A16 thường là nguyên nhân phổ biến nhất, ít gây ra biến chứng thần kinh và tự khỏi trong vài ngày.
- Enterovirus 71 hiếm gặp, nhưng gây nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim…có thể gây tử vong.
Bệnh tay chân miệng có thể phát triển thành dịch tay chân miệng, lây lan chủ yếu theo đường tiêu hóa qua nước bọt, bỏng nước, phân của trẻ nhiễm bệnh khi :
- Tiếp xúc trực tiếp giữa người với người nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với các bề mặt và đồ vật bị ô nhiễm.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mụn nước, bóng, phân của người bệnh.
- Lây lan qua bàn tay người chăm sóc trẻ.
Người bị bệnh tay chân miệng thường dễ lây lan nhất trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh), thời gian lây bệnh có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi các triệu chứng biến mất vì virus vẫn còn trong phân và nước bọt của người bệnh.
Bệnh tay chân miệng có thể xãy ra quanh năm nhưng tăng cao từ tháng 3 đến tháng 5, và từ tháng 9 đến tháng 12
Các triệu chứng bệnh tay chân miệng:
Sốt, mệt mỏi, biếng ăn…
Loét miệng: các vết loét đỏ hay phỏng nước ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi à đau miệng làm trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt, trẻ quấy khóc…
Phát ban da: thường tập trung ở lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở mông, chân và cánh tay. Phát ban thường không ngứa và trông giống như những nốt đỏ phẳng hoặc hơi nổi lên, đôi khi có những mụn nước có vùng đỏ ở gốc. Chất lỏng trong vết phồng rộp và vảy tạo thành khi vết phồng rộp lành lại có thể chứa vi-rút gây bệnh tay chân miệng.Giữ sạch các vết phồng rộp và tránh chạm vào chúng.
Hầu hết bệnh tay chân miệng sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày.
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng.
Điều trị các triệu chứng và ngăn ngừa mất nước
- Uống thuốc hạ sốt (Paracetamol) để giảm sốt và đau do lở miệng. Không được cho trẻ em uống aspirin.
- Uống đủ nước vì các vết loét ở miệng có thể khiến trẻ khó nuốt, vì vậy trẻ có thể không muốn uống nhiều.
Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng:
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng: quan trọng nhất
- Sốt cao trên 390C hay sốt hơn 2 ngày.
- Giật mình chới với: Lúc bắt đầu giấc ngủ hay vừa nằm xuống.
- Run chi, run người.
- Đi loạng choạng.
- Yếu tay chân.
- Thở mệt.
- Nôn ói nhiều.
- Quấy khóc liên tục.
- Trẻ < 6 tháng
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng: quan trọng nhất
Rửa tay: Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất khử trùng tay có cồn.
Luôn rửa tay:
- Sau khi thay tã
- Sau khi đi vệ sinh
- Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi
- Trước và sau khi chăm sóc người bệnh
Giúp trẻ rửa tay: hướng dẫn chúng cách rửa tay và đảm bảo chúng rửa tay thường xuyên.
Làm sạch và khử trùng: Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường xuyên chạm vào và các đồ dùng chung, bao gồm cả đồ chơi và tay nắm cửa.
Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
- Tránh chạm vào người bị bệnh tay chân miệng, chẳng hạn như ôm hoặc hôn trẻ.
- Cho trẻ bị bệnh tay chân miệng ở nhà
Hiện tại chưa có thuốc chủng ngừa để bảo vệ chống lại các vi-rút gây bệnh tay chân miệng.